Quy Trình Sản Xuất Áo Mưa

Quy trình sản xuất áo mưa nói chung hay trong lĩnh vực sản xuất áo mưa quảng cáo nói riêng thì các công đoạn, quy trình sản xuất cũng như nhau, đối với áo mưa quảng cáo có thêm phần in ấn logo, thông tin quảng cáo lên áo mưa. Bài biết này tôi xin chia sẻ quy trình sản xuất áo mưa của hầu hết các xưởng sản xuất áo mưa hiện nay trên thị trường cho dù là ở vùng miền nào trên toàn quốc.

Áo mưa quảng cáo đang được rất nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cửa hàng, nhà tổ chức sự kiện lựa chị trong mỗi dịp tổ chức các chương trình hay tặng quà cho khách hàng. Để các bạn hiểu rõ hơn hôm nay xưởng áo mưa chúng tôi xin chia sẻ các bạn quy trình sản xuất áo mưa quảng cáo, hay các sản phẩm áo mưa cánh dơi nói riêng.

Các bước trong quy trình sản xuất áo mưa quảng cáo theo yêu cầu số lượng lớn!!

1/ Lên mẫu thiết kế: Khi đặt làm áo mưa quảng cáo theo yêu cầu trước hết cần lên mẫu thiết kế dự trên những yêu cầu khách hàng cung cấp.

Mẫu thiết kế áo mưa quảng cáo

2/ Cắt vải: Khi đã chọn mẫu vải (Thường là vải nhựa hoặc vải dù) bộ phận cắt vải sẽ cắt thành những tấm vải tùy thuộc kích thước chiếc áo mưa bằng máy cắt chuyên dụng, việc sản xuất với số lượng lớn không thể cắt vải bằng tay được. Cắt bằng máy mang lại độ chính xác rất cao cho đơn hàng.

3/ In ấn lên vải: Sau khi bộ phận cắt hoàn tất, những tấm vải sẽ được mang qua xưởng in sử dụng kỹ thuật in kéo lụa trên áo mưa, sử dụng loại mực in chất lượng chuyên dụng để in áo mưa. Để đảm bảo độ chính xác các xưởng sản xuất áo mưa chọn in bán thành phẩm có nghĩa sẽ in trên vải áo mưa rồi mới tiến hành may các mảnh vải lại với nhau.

In áo mưa bằng công nghệ in kéo lụa

4/ Sản xuất: Sau khi in ấn và khô màu in sẽ được chuyển tới xưởng may áo mưa, ở đây các công nhân với tay nghề nhiều năm, máy may công nghiệp tân tiến.

Bước này khá phức tạp và nhiều công đoạn như:

– Làm thân áo mưa

– Làm tay áo mưa

– Làm nón, kết nón

– Xỏ dây chuông

– Hoàn thành nón

– Nối nón và thân áo

– Dập nút

Không những sử dụng máy may một kim, may cuốn, may hai kim mà còn phải ráp mũ áo cho vừa áo, chuẩn size để gắn lên cổ, khi may phải may thêm đường, nẹp ở mũ áo để đảm bảo chất luiwngj và thẫm mỹ cho áo mưa.

5/ Ép nhựa đường may: Đây là khâu để đảm bảo áo mưa chống thấm nước một cách tốt nhất, bởi dù thế nào thì sau những đường may dù nhỏ thì nước mưa vẫn có thể thấm vào.

6/ Kiểm tra chất lượng, đóng gói sản phẩm: Trước khi hoàn tất các công đoạn cần kiểm tra chất lượng những chiếc áo mưa để giảm thiểu hàng lỗi, hàng không đạt chất lượng trước khi giao hàng. Sau đó mới gấp cho vào vỏ bao gọn gàng và giao hàng!!

Rate this post
Close Menu
Close Menu